Những yếu tố môi trường tác hại sơn ô tô và cách sửa chữa


Lớp sơn ô tô bị tác động rất lớn của các yếu tố bên ngoài như: nắng, mưa, dung môi,... Mỗi loại có những tác hại khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu để tìm cách khắc phục

Mưa axit và sơn ô tô

sơn ô tô bị mưa axit

Nguyên nhân lớp sơn ô tô bị mua axit gây hại

  • Các vết lõm giống như giọt nước không bằng phẳng hình thành trên bề mặt sơn
  • Chúng xuất hiện trên mọi khu vực nằm ngang của xe , đặc biệt trên tấm vỏ thân xe nơi nước ngưng tụ dễ dàng
  • Chúng ít khi hình thành trên bề mặt nghiêng như phần trước của ca-pô động cơ
  • Các loại axit này có trong nước mưa axit tiếp xúc với bề mặt sơn trở nên đậm đặc hơn khi nước bốc hơi
  • Loại hư hỏng này dễ xảy ra ở nhiệt độ cao

Cách phòng ngừa

  • Phủ một lớp sáp bảo vệ là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ hoàn toàn bề mặt của xe mới.
  • Nếu xe tiếp xúc với nước mưa phải rửa càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục

  • Mài khu vực hỏng bằng giấy ráp P2000 cho đến khi bề mặt trở nên nhẵn.
  • Đánh bóng khu vực hư hỏng để khử khuyết tật này.

Các vết thẩm sơn ô tô

các vết thảm sơn

Nguyên nhân bị thẩm sơn

  • Các vết thẫm được hình thành trên các cản xe có màu Mêtalic hoặc các gương chiếu ở bên ngoài
  • Chúng có thể hình thành trên bề mặt sơn có màu Mêtalic, không có lớp dầu bóng, cũng như trên các bề mặt nằm ngang
  • Khi nước mưa axit tiếp xúc với bề mặt sơn màu, không có lớp dầu bóng, axit này trở thành đậm đặc và làm cho các chất màu nhôm bị ôxy hóa, vì thế hình thành các đốm thẫm hình tròn
  • Dễ xảy ra ở nhiệt độ cao.

Cách phòng ngừa xe bị thẩm sơn

  • Nếu xe tiếp xúc với nước mưa, phải rửa xe càng sớm càng tốt
  • Phủ lớp xáp bảo vệ là một biên pháp hữu hiệu để bảo vệ xe mới

Cách khắc phục khi xe bị thẩm sơn

  • Đánh sạch khu vực có khuyết tật bằng giấy ráp có cỡ hạt phù hợp
  • Sau đó sơn lại bề mặt này bằng sơn đã được điều chỉnh màu chính xác

Sơn ô tô bị dính phân chim

sơn ô tô bị phân chim

Nguyên nhân và tình trạng khi sơn xe bị dính phân chim

  • Do phân chim hoặc sâu bọ tiếp xúc với bề mặt sơn, dẫn đến phồng, nứt và rộp,
  • Vết phồng của bề mặt sơn do phân ong gây ra có hình vòm
  • Chủ yếu hình thành trên mặt nằm ngang của xe, chúng cũng có thể hình thành trên mặt thẳng đứng do gió gây ra
  • Tùy theo điều kiện nhiệt độ, các tia cực tím và hơi ẩm làm cho sơn cuối cùng sẽ bị nứt và tróc
  • Hình dạng và mức độ hư hỏng của các lớp sơn thay đổi theo loại chim, sâu bọ, hay các loại thức ăn của chúng  

Cách phòng ngừa lỗi sơn do phân chim gây ra

  • Tẩy các vết phân chim ngay sau khi chúng tiếp xúc với sơn 

 Cách khắc phục khi lớp sơn bị lỗi do phân chim

  • Gia nhiệt bề mặt để làm bốc hơi hơi ẩm và axit hữu cơ đã xâm nhập vào màng sơn
  • Tẩy khu vực lồi và đánh bóng bằng hợp chất nếu vẫn còn lớp phồng
  • Tẩy khu vực có khuyết tật bằng giấy ráp có cỡ hạt xấp xỉ P400 và sơn lại

Sơn ô tô bị dính bụi sắt

sơn ô tô bị bụi sắt

Nguyên nhân lớp sơn bị bụi sắt

  • Các vết gỉ đỏ, nhỏ phát triển ở bề mặt ngang của xe
  • Đậu xe gần một khu sản xuất thép, các bụi sắt có thể tiếp xúc với bề mặt sơn của xe.
  • Các bụi sắt dính vào lớp sơn và khi chúng bị gỉ, sẽ ăn vào lớp sơn này

Cách phòng ngừa sơn bị lỗi do bụi sắt

  • Han chế cho xe vào những khu vực có nhựa đường hoặc những chỗ có dầu máy
  • Nếu phát hiện thì dùng giẻ lau hoặc rửa xe ngay

 Cách khắc phục khi sơn ô tô bị bụi sắt

  • Tẩy vết đốm bằng một giẻ lau tẩm xăng trắng
  • Tẩy khu vực có khuyết tật bằng cách đánh giấy ráp, nếu không thể tẩy vết đốm này thì sơn lại khu vực đó

Sơn bị dính các vết dầu

sơn ô tô bị vết dầu

Nguyên nhân và tình trang khi sơn ô tô bị dính dầu

  • Nhựa đường, nhựa, hoặc dầu máy xâm nhập vào bề mặt sơn và hình thành các vết nâu.
  • Khi bề mặt sơn tiếp xúc với dầu có màu nhuộm như dầu hợp số tự động
  • Màu của chất nhuộm có thể chuyển vào bề mặt sơn

Cách phòng ngừa

  • Han chế cho xe vào những khu vực có nhựa đường hoặc những chỗ có dầu máy
  • Nếu phát hiện thì dùng giẻ lau hoặc rửa xe ngay

 Cách khắc phục khi sơn xe bị dính dầu

  • Tẩy vết đốm bằng một giẻ lau tẩm xăng trắng
  • Tẩy khu vực có khuyết tật bằng cách đánh giấy ráp, nếu không thể tẩy vết đốm này thì sơn lại khu vực đó

Dung dịch điện phân của ắc quy

lớp sơn ô tô bị dính dung dịch bình điện acquy

Nguyên nhân và tình trạng sơn ô tô bị dính dung dịch điện phân của bình ắc quy

  • Bề mặt sơn bị hòa tan bởi dung dịch điện phân của ắc quy
  • Loại hư hỏng này do axit sunphuaric gây ra
  • Cơ chế cơ bản cũng giống như hư hỏng do nước mưa axit gây ra

Cách sửa chữa khi xe bị dính dung dịch bình ắc quy

  • Tẩy hết hẳn sơn ở chu vi của khu vực có khuyết tật
  • Nếu gỉ đã phát triển, thì cũng tẩy hết hẳn gỉ
  • Sơn lại khu vực này, bắt đầu bằng lớp sơn lót

Mặc dù thoáng nhìn dường như không có hư hỏng, phải tẩy sạch khu vực đến tận kim loại tấm, vì loại hư hỏng này có thể xuyên qua lớp sơn

Các vết của thuốc nhuộm

sơn ô tô bị dính thuốc nhuộm

Nguyên nhân và tình trang khi sơn bị tiếp xúc với thuốc nhuộm

  • Bề mặt sơn tiếp xúc lâu với các chất màu dùng cho các loại mực, các loại thuốc nhuộm dạng bột…
  • Một vấn đề tương tự có thể xảy ra với dầu hợp số tự động

Cách sửa chữa khi sơn tiếp xúc với thuốc nhuộm

  • Tẩy vết ố bằng cách phủ một mảnh vải tẩm chất khử dầu mỡ, xăng trắng lên vết ố và gia nhiệt lên đến 40-50
  • Nếu không thể sửa chữa bề mặt sơn bằng quy trình khử vết đốm, đánh bóng bề mặt bằng hợp chất đánh bóng để khử vết đốm này
  • Sau khi đã khử vết đốm bằng cách đánh giấy ráp, sơn lại bề mặt này 

Bề mặt sơn ô tô bị tróc

sơn ô tô bị tróc

Nguyên nhân bị tróc sơn

  • Trong khi lái, các viên đá nhỏ đập vào bề mặt sơn, sinh ra va đập làm cho sơn bị tróc
  • Do một trong số các lớp sơn có độ bám dính kém hoặc các bề mặt phía dưới không được sơn bằng sơn chống đá văng.
  • Do phun lớp sơn quá dầy.

Cách phòng ngừa sơn bị bong tróc

  • Sử dụng các loại sơn phù hợp với từng bề mặt
  • Phun đủ độ dầy cần thiết
  • Phun sơn chống đá văng

  Cách sửa chữa khi sơn bị bong tróc

  • Cần phải khắc phục ngay những chỗ bị bong sơn để tránh sự xâm nhập của rĩ sắt
  • Các bề mặt phía dưới cần được sơn bằng sơn chống đá văng.
  • Phun vào chỗ hư hỏng, sau đó khu vực lồi sẽ được mài mỏng đi và đánh bóng

Sơn bị phai màu hoặc bạc màu theo thời gian

phai màu

Nguyên nhân bị phai hoặc bạc màu

  • Khuyết tật này xuất hiện khi các tia cực tím, nhiệt và hơi ẩm làm cho nhựa và các chất màu trong sơn bị giảm chất lượng
  • Hiện tượng phai màu xuất hiện khi chất màu giảm chất lượng
  • Hiện tượng hóa vàng xuất hiện khi các tia cực tím làm cho nhựa sơn giảm chất lượng
  • Hiện tượng bạc màu và biến trắng như phấn xuất hiện khi nhựa sơn giảm chất lượng và trở thành dạng bột

Cách phòng ngừa sơn ô tô bị phai màu

  • Nếu có thể, cho xe đỗ ở một chỗ có mái che.
  • Trong khi sơn lại, hãy sử dụng loại sơn Urêthan 2 thành phần cho sơn Lắc-cờ

 Cách khắc phục khi sơn bị phai màu

  • Đánh bóng để tẩy lớp có vết bẩn hoặc sơn bị lỗi.
  • Nếu việc đánh bóng không sửa được khuyết tật này, hoặc nếu khuyết tật này lại sớm xảy ra, hãy tẩy lớp có khuyết tật và sơn lại khu vực này

Khói và muội than

sơn ô tô bị khói và muội than

Nguyên nhân sơn bị khói và muội than

  • Khói xả ra từ các con tàu có chứa muội than được nhả ra trong quá trình đốt dầu nặng
  • Loại khói và muội than này rơi vào xe, và các chất Oxi hóa (các ion) trong muội than sẽ tấn công lớp sơn
  • Hư hỏng này chủ yếu xuất hiện trên các mặt phẳng nằm ngang
  • Tùy theo chiều gió vì một số loại khói và muội than có thể có độ dính cao

Cách phòng ngừa sơn bị khói và mụi than

  • Đánh bóng khu vực này để khử khuyết tật đó
  • Đánh bằng giấy ráp để khử hết khuyết

 Cách sửa chữa khi sơn bị khói và mụi than

  • Đánh bóng khu vực này để khử khuyết tật đó
  • Đánh bằng giấy ráp để khử hết khu vực bị hư hỏng và sau đó sơn lại khu vực này

Bề mặt bị gỉ sét

ô tô bị gỉ sét

Nguyên nhân bị gỉ sét

  • Do bề mặt kim loại trần không được phun sơn lót chống rĩ
  • Do bề mặt kim loại trần không được vệ sinh dầu mỡ trước khi phun sơn lót chống rĩ dẩn đến sơn chống rĩ không bám trên bề mặt.
  • Do các chổ han rĩ không được loại bỏ hoàn toàn trước khi thao tác các công đoan tiếp theo.
  • Do trôn quá ít hoặc quá nhiều đóng rắn vào lơn lót chống rĩ.
  • Do các lớp sơn được phủ không đủ độ dầy.

Cách phòng ngừa sơn bị gỉ sét

  • Phun sơn lót chống rĩ trước khi thao tác các công đoạn tiếp theo
  • Sử dụng xăng lau để vệ sinh bề mặt trước khi phun sơn lót chống rĩ.
  • Dùng các dụng cụ đánh rĩ để loại bỏ hoàn toàn các chất rĩ.
  • Sau khi tẩy dầu mỡ không được sờ vào kim loại bằng tay trần.
  • Các lớp sơn phải được đủ độ dầy và độ che phủ

 Cách sửa chữa khi sơn bị gỉ sét

  • Loại bỏ toàn bộ các lớp trên bề mặt khu vực bị han rĩ và tiến hành áp dụng quy trình sửa chữa lại khu vực bề mặt

Để giúp bề mặt sơn bền và đẹp, chúng ta nên sử dụng các loại sơn chất lượng như sơn ô tô Nippon. Trên thị trường có rất nhiều loại sơn được nhập khẩu từ Trung Quốc nên khi sửa chữa lớp sơn gin, bạn cần đến những garage sửa chữa sử dụng các loại sơn chất lượng.

Tin tức liên quan


Liên hệ ngay để được giải đáp mọi thông tin

0913061882



Đăng ký tư vấn




Tại sao chọn chúng tôi

Dịch vụ tốt

Sản phấm chất lượng

Giá cạnh tranh

Hỗ trợ khách hàng 24/7