Thành phần cơ bản của sơn sửa chữa ô tô


Khi chúng được hòa trộn với nhau tạo thành một hợp chất đặc sệt đồng nhất. Sơn thường được pha loãng với chất pha sơn để dễ sử dụng. Ở trường hợp loại sơn hai thành phần thì được bổ sung thêm chất đóng rắn (hardener).

thành phần sơn ô tô

Sau khi đã phối trộn với nhau để tạo sơn gốc, trong quá trình sử dụng chúng sẽ được pha với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn.     

1. Keo nhựa (Chất tạo màng)

Keo nhựa là thành phần chính của sơn, nhìn chung nó là chất lỏng có độ nhớt và trong suốt tạo ra một lớp sơn sau khi sơn lên vật thể được làm khô.

Tính chất của keo nhựa có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính của sơn như độ cứng, sức cản dung môi và sự thay đổi của thời tiết. Và ảnh hưởng đến chất lượng như độ nhấp nhô bề mặt, độ bóng, dễ sử dụng cũng như thời gian khô sơn.

Màng sơn được hình thành sau khi đã phủ lên bề mặt vật liệu chúng sẽ chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn trắc và bám dính dưới tác dụng của tác nhân làm khô.

Keo nhựa là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp.

  • Keo nhựa tự nhiên

Chúng được chiết từ thực vật như: Varnish, nhựa cánh kiến, nhựa thông, các loại dầu như dầu chẩu, dầu lanh, dầu đậu tương,…hoặc các chất béo có nguồn gốc từ động vật, chúng được phối trộn với bột màu để chế tạo các loại sơn cho trang trí và bảo vệ tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Loại keo nhựa này không được sử dụng trong công nghiệp sản xuất hàng loạt.

  • Keo nhựa tổng hợp

Là những hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ những phản ứng polyme hoá của phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng. So với các chất tạo màng có nguồn gốc tự nhiên, các chất tạo màng tổng hợp có trọng lượng phân tử lớn hơn, cấu trúc hoá học phức tạp hơn và do vậy chúng có nhiều đặc điểm, tính chất ưu việt hơn.

Nhựa tổng hợp được chia ra làm hai loại đó là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.

  • Nhựa nhiệt dẻo: là những loại nhựa bị nóng chảy hoặc chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái nóng chảy hoặc phân huỷ dưới tác dụng của nhiên độ cao. Các loại nhựa này như: Polyetylen, Polyvinyl clorua, Polypropylene, Polystiren,…

  • Nhựa nhiệt rắn: là những loại nhựa bị biến đổi trạng thái thông qua phản ứng hoá học khâu mạch, dưới tác dụng của nhiệt độ chúng bị đóng rắn hoặc phân huỷ mạch đại phân tử . Các loại nhựa nhiệt rắn thường được sử dụng làm chất tạo màng cho sơn phổ biến là các loại nhựa như: nhựa Melamine, nhựa Acrylic, nhựa Polyeste,…

2. Bột màu

Bột màu là những hạt rắn mịn, kích thước hạt từ vài micron đến hàng chục micron, phân tán đều trong môi trường sơn và tạo cho màng sơn có những tính chất đặc biệt. Tính chất quan trọng của bột màu là tạo cho màng sơn có màu sắc nhất định, mất độ trong suốt, một số bột màu có thể cho màng sơn có những chức năng và khả năng làm viêc tốt hơn. Bột màu được đánh giá bằng sức phủ, sức phủ lại phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất của bột màu. Tuỳ thuộc vào chức năng, bột màu bao gồm: bột màu vô cơ, bột màu hữu cơ, bột màu kim loại, bột màu phụ trợ.

  • Bột màu vô cơ

Đại diện cho nhóm này bao gồm các bột màu mang màu như: ZnO (màu trắng), CdSCdSe (màu nâu sẫm), PbCrO4 (màu vàng), Cr2O4 (màu xanh),… bột màu chống rỉ như: Fe2O3 (màu đỏ nâu), PbO2.2PbO (màu da cam),…

  • Bột màu hữu cơ

 Đây là các loại bột màu đươc tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có nhóm định chức như: 

- N =N - , =CH-N=,…

  • Bột màu kim loại

Các bột màu kim loại như: bột nhôm(AL), bột kẽm (Zn), bột chì (Pb),…

  • Bột màu phụ trợ 

Bột màu phụ trợ có tác dụng như bột độn hoặc cho vào để cải tiến một số tính chất của màng sơn, một số loại như: Barit (BaSO4, có tác dụng là bột độn), Mica (K2O.2Al2O3.6SiO2.2H2O, cho vào sơn để giảm độ thấm nước, tránh rạn nứt và phấn hoá), cao lanh, bột talc,…

3. Dung môi

Dung môi là chất lỏng, dễ bay hơi dùng để hoà tan chất tạo màng và thay đổi độ nhớt của sơn. Một dung môi tốt phải đáp ứng được những yêu cầu sau: tạo được một dung dịch có độ nhớt thích hợp cho việc bảo quản và sử dụng, có tốc độ bay hợp lý và tạo nên một màng sơn với tính chất tối ưu, ít ảnh hướng đến sức khỏe và có mùi chấp nhận được.

Với các loại sơn khô bằng phương pháp hoá học, dung môi có nhiệm vụ chính là tạo nên một dung dịch sơn để có thể sơn theo phương pháp thích hợp nhất.

Với các chất tạo màng khô vật lý, dung môi đóng vai trò phức tạp hơn vì không những nó ảnh hưởng đến cách lựa chọn phương pháp sơn mà còn có vai trò quyết định đối với thời gian khô và tính chất của màng sơn. Trong những trường hợp này thường dùng hỗn hợp nhiều loại dung môi mà mỗi một thành phần đều có những vai trò riêng, ngoài ra một số dung môi cần phải cho vào hợp phần trong quá trình sử dụng nhằm điều chỉnh, làm giảm, kìm hãm hoặc tăng tốc độ bay hơi của dung môi cho phù hợp với điều kiện dây chuyền.

Dưới đây là điểm nhiệt độ bay hơi của một số dung môi:

  • Dung môi bay hơi ở nhiệt độ thấp (<100oC)

Bao gồm Aceton, Metyl ethyl ketone

  • Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao trung bình (100 – 150oC)

Bao gồm Toluen, Xylen, Butyl acetate

  • Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao (> 150oC) Butyl cellosolve, Diacetone alcohol, Solvesso 100           

4. Chất phụ gia

Các chất phụ gia là những hợp chất hoá học được cho vào nhằm mục đích xúc tác hoặc cải tiến một số tính chất của sơn. Trong một số trường hợp đặc biệt nó được sử dụng nhằm mục đích cản trở sự hư hại của màng sơn trong quá trình bảo quản, sử dụng cũng như cải tiến một số khả năng chịu được môi trường của màng sơn.

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng các chất phụ gia sẽ được thêm vào như: Chất hoá dẻo, chất làm khô hay đóng rắn, chất chống lắng, chất phân tán, chất ổn định màu sắc, chất thay đổi độ nhớt, chất hấp thụ tia cực tím, chất tăng độ bền nước...

Tin tức liên quan


Liên hệ ngay để được giải đáp mọi thông tin

0913061882



Đăng ký tư vấn




Tại sao chọn chúng tôi

Dịch vụ tốt

Sản phấm chất lượng

Giá cạnh tranh

Hỗ trợ khách hàng 24/7